- Tin tức
- Quy định bảo hành
- CHÍNH SÁCH BẢO MẬT
- Chính sách đổi trả hàng
- Phí Vận Chuyển
- Cắt khắc laser
- Hướng dẫn chỉnh frimware cân bàn tự động cho máy in 3d board 8bit
- Ke sắt chữ L có giá bao nhiêu?
- Giải đáp toàn bộ thắc mắc về ống nhôm phi 6
- catalogue phụ kiện ống thép cập nhật mới nhất năm 2021
- Top cửa hàng bán nhôm định hình - nhôm tấm Hà Nội - ống nhôm chịu lực uy tín nhất hiện nay
CÁC PHIÊN BẢN CỦA BẢNG MẠCH ARDUINO MÀ BẠN CẦN BIẾT
Ngày nay, bảng mạch Arduino đã không còn là cái tên quá xa lạ với Việt Nam. Bằng công nghệ, kỹ thuật điện tử tiên tiến Arduino ngày càng được cải tiến với nhiều hơn với vô vàn các ứng dụng hữu ích. Bạn là một người yêu thích điện tử, muốn tìm hiểu sâu hơn về Arduino? Bạn đang phân vân không biết nên dùng loại bảng mạch Arduino nào và công dụng của chúng ra sao? Hãy cùng 3D linh kiện tìm hiểu về các phiên bản của bảng mạch Arduino thông minh này ngay thôi. Những ai tự tin mình đã có hiểu biết về Arduino rồi cũng đừng nên bỏ qua nhé, bài viết sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin rất có ích cho bạn đấy.
1. Bảng mạch Arduino là gì ?
Arduino được định nghĩa là một nền tảng mã nguồn mở của phần cứng và phần mềm. Đây là dạng bảng mạch điện tử linh hoạt và rất dễ sử dụng. Ngay từ khi ra đời, bảng mạch Arduino đã nhận được sự đón nhận rộng rãi của những người yêu thích điện tử bới tính đơn giản và dễ tiếp cận của mình. Sử dụng bảng mạch điện tử thông minh này, bạn có thể hoàn thành dự án điện tử của mình một cách nhanh chóng mà vẫn tiết kiệm được chi phí.
Bảng mạch Arduino còn có thêm một phần mềm (IDE) giúp bạn dễ dàng lập trình viết, biên dịch code thay vì chỉ có bảng mạch lập trình ( vi điều khiển). Đây là phần mềm được cho rằng rất dễ sử dụng đối với người mới nhưng vẫn đảm bảo tính nâng cao, thích hợp cho những người dùng có chuyên môn cao. Arduino được ví như một máy tính mini giúp lập trình và thực hiện các dự án mà không cần đến sự hỗ trợ của các công cụ chuyên biệt, mang đến sự tiện lợi tối ưu cho người dùng.
Arduino là dạng bảng mạch điện tử linh hoạt và rất dễ sử dụng
Xem thêm: Arduino là gì ? Tại sao gọi là bảng mạch của tương lai
2. Một số loại bảng mạch Arduino hiện hành
Hiện nay, bảng mạch Arduino đang được biết đến nhiều hơn với các phiên bản tân tiến và hiện đại, có thể phục vụ mọi nhu cầu của người dùng. Trong đó, phổ biến và được tin dùng nhiều nhất phải kể đến các phiên bản bảng mạch Arduino sau
2.1 Bảng mạch Arduino esp8266 wifi shield
Arduino esp8266 wifi shield là bảng mạch điện tử thuộc dòng chip Low-power và module chính là wifi SOC nên được cấu tạo bởi rất ít linh kiện điện tử ngoài, thường là chỉ gồm 7 linh kiện. Sản phẩm được thiết kế với dạng Shield Arduino nên có khả năng kết nối với bất kì bảng mạch Arduino hiện nay. Các công dụng nổi bật của bảng mạch điện tử này phải kể đến như: bật tắt các thiết bị thông qua wifi, thu thập dữ liệu và báo động qua wifi.
Các thông số của bảng mạch Arduino esp8266 wifi shield
- Kích thước 5mm×5mm
- Dãi nhiệt hoạt động từ -40℃ đến +125℃
- Tốc độ clock cao nhất của bảng mạch Arduino này là 160MHz
- Điện áp đầu vào được cung cấp 3.3V nhằm đảm bảo hoạt động của bảng mạch Arduino này được ổn định nhất
- Pin Out của bảng mạch điện tử này có đầy đủ các chân Esp8266 V12E
- Tích hợp Switch, chế độ nạp Firmware, Led PWR,...
Arduino esp8266 wifi shield là bảng mạch điện tử thuộc dòng chip Low-power và module chính là wifi SOC
2.2 Bảng mạch Arduino Leonardo R3
Bảng mạch Arduino Leonardo R3 là bảng mạch điện tử vi điều khiển dựa trên nền tảng vi điều khiển Atmega32U4. Bảng mạch này bao gồm 20 cổng vào/ ra. Điểm nổi bật của bảng mạch điển tử này so với các phiên bản khác là sự tích hợp của cổng kết nối USB bên trong chip Atmega32U4 giúp bảng mạch Arduino Leonardo R3 kết nối với máy tính một cách đơn giản mà không cần sử dụng kèm các chip khác.
Các thông số cơ bản của Arduino Leonardo R3
- Sử dụng chip vi điều khiển Atmega32U4 dễ dàng kết nối với các thiết bị khác
- Điện áp hoạt động quy định cho bảng mạch điện tử này là 5V và điện áp nguồn cấp là 7-12V
- Điện áp đầu vào được giới hạn ở mức 6-20V
- Tần số hoạt động với lớp thạch anh 16MHz, dòng điện tiêu thụ tại các chân I/O là 40mA
- Arduino Leonardo R3 gồm có 7 chân PWM
- Bộ nhớ của bảng mạch điện tử này là 32KB, đã sử dụng 4 KB làm bootloader.
- Arduino được lập trình với ngôn ngữ C/C++
Arduino Leonardo R3 có thể kết nối với máy tính một cách đơn giản mà không cần sử dụng kèm các chip khác
2.3 Bảng mạch Arduino Uno R3 - hướng tới sự cân bằng
Arduino Uno R3 là bảng mạch điện tử điển hình trong việc sử dụng để lập trình. Một khi đã hiểu rõ về Arduino Uno R3 bạn có thể dễ dàng lập trình với bất cứ loại Arduino khác. Bảng mạch điện tử này cung cấp nhiều chân pin để người dùng có thể dễ dàng điều khiển các thiết bị. Bảng mạch Arduino có thể thực hiện các tác vụ như điều khiển đèn LED, đo nhiệt độ, độ ẩm và hiển thị lên màn hình tivi, điều khiển xe từ xa.
Tổng quan về các thông số của bảng mạch Arduino Uno R3
- Arduino Uno R3 sử dụng chip vi xử lý Atmega328P
- Điện áp hoạt động tốt nhất là vào khoảng 5V và được cấp qua cổng USB của bảng mạch Arbuino
- Điện áp giới hạn được quy định khoảng 6-20V
- Điện áp được nhà sản xuất khuyên dùng là 7-12V
- Gồm có 6 chân PWM trong 14 chân digital I/O của bảng mạch
- Điện áp tiêu thụ tối đa trên mỗi chân I/O là 30mA
- Bộ nhớ của bảng mạch Arduino Uno R3 là 32KB, với 0,5 KB được dùng cho bootloader
- Tần số hoạt động nhanh, vào khoảng 16MHz
Arduino Uno R3 cung cấp nhiều chân pin để người dùng có thể dễ dàng điều khiển các thiết bị
Bài viết trên đây của 3D linh kiện đã cung cấp cho bạn các phiên bản bảng mạch Arduino thông minh mà bạn cần biết. Những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn Arduino phù hợp với nhu cầu của mình. Bạn có nhu cầu mua bảng mạch Arduino, hãy đến với 3D linh kiện để nhận được những sản phẩm chất lượng cao.
Xem ngay các sản phẩm Arduino giá rẻ, chất lượng. ĐẶC BIỆT có cam kết bảo hành