HƯỚNG DẪN LẬP TRÌNH CƠ BẢN VỚI MẠCH ARDUINO

Bạn vừa mới bắt đầu học hỏi về mạch Arduino? Bạn đang muốn nâng cao khả năng của mình trong việc lập trình Arduino ? Bạn muốn tự mình chế tạo một thiết bị từ việc lập trình Arduino đơn giản nằm trong kiến thức hiện có của mình mà chưa biết phải làm thế nào? Học đương nhiên phải đi đôi với hành và đối với những người mới tìm hiểu về Arduino thì việc thử lập trình Arduino là rất cần thiết để nâng cao tay nghề và kiến thức một cách nhanh chóng. Nhưng không phải ai cũng có khả năng thực hiện các thao tác lập trình Arduino, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cho bạn cách lập trình cơ bản với mạch Arduino đơn giản và dễ thực hiện.

1. Chế tạo nút nhấn thông minh với mạch Arduino - Arduino Button

Lập trình Arduino với nút nhấn là thao tác đơn giản mà bạn có thể thử nghiệm ngay tại nhà. Bằng việc lập trình này, bạn có thể thực hiện các hiệu ứng với mạch Arduino như bật/ tắt đèn, tạo ra âm thanh. Chỉ cần kết nối 2 điểm trong mạch, chúng sẽ trở thành mạch kín và khi bạn nhấn nút bấm, dòng điện sẽ được truyền tải theo yêu cầu của người lập trình

Lập trình Arduino với nút nhấn là thao tác đơn giản mà bạn có thể thử nghiệm ngay tại nhà

1.1 Button là gì?

Button hay còn gọi là phím nhấn, có cơ chế hoạt động giống với các công tắc đóng/ mở thường thấy trong cuộc sống. Phím nhấn có cấu tạo gồm 4 chân và được chia thành 2 cặp. Các chân trong cùng một cặp sẽ được nối với nhau và ngược lại. Dòng điện sẽ được truyền từ một chân bất kì của button đến 3 chân còn lại khi bạn nhấn nút.

1.2 Tạo nút nhấn thông minh bằng mạch Arduino

Để tiến hành lập trình mạch Arduino với nút nhấn, đầu tiên bạn cần phải chuẩn bị các phần cứng cần thiết như sau: một mạch Arduino có cổng USB có thể kết nối với máy tính, 1 đèn LED, 2 điện trở với hiệu điện thế 220V, 1 button và các dây để đấu nối.

Cách lập trình mạch Arduino

- Tiến hành đấu chân âm của đèn LED với chân GND của mạch Arduino, nối chân dương của đèn LED với chân pin 13 bằng một điện trở.

- Chọn một cặp chân bất kì của button nối với chân GND qua điện trở và nối trực tiếp với pin 2 của mạch Arduino. Cặp chân còn lại sẽ được nối với nguồn điện 5V

- Sau khi kết nối xong, bạn sử dụng USB để kết nối mạch Arduino với máy tính và tiến hành lập trình và nạp code. Code sau khi được nạp hoàn chỉnh, để làm sáng đèn LED bạn chỉ cần nhấn giữ button. 

Chỉ với vài thao tác đấu nối đơn giản kết hợp với việc lập trình Arduino, bạn đã có thể chế tạo cho mình một button, nếu bạn ưa thích sự sáng tạo, hãy bắt tay vào làm thử ngay thôi.

 

2. Chế tạo Keyboard với mạch Arduino Pro Micro - Arduino Keyboard

Với mạch Arduino bạn cũng có thể dễ dàng chế tạo một Keyboard cho riêng mình bằng vài thao tác lập trình Arduino đơn giản. Mạch Arduino được sử dụng ở đây là mạch Arduino Pro Micro. Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị 1 testboard, dây nối testboard, điện trở và button hoặc 1 nút nhấn thích hợp.

Cách thực hiện

- Đầu tiên bạn cần nối button và mạch Arduino Pro Micro bằng điện trở. Sau đó bạn cần lập trình và nạp code để hoàn thành việc tạo Keyboard cho mình.

- Một số lệnh Keyboard bạn có thể thực hiện như sau

 + Keyboard.write( char): Với lệnh này, các kí tự sẽ được gửi đến máy tính của bạn theo bảng mã ASCII.

 + Keyboard.print( string): là lệnh cho phép gửi một chuỗi kí tự đến cổng USB. Sau khi nhận được lệnh này máy tính sẽ cho ra dữ liệu là chuỗi kí tự.

 + Keyboard.press( byte): cho phép gửi tín hiệu của các phím nhấn tương ứng trên bàn phím. 

Có thể có thể dễ dàng chế tạo một Keyboard bằng vài thao tác lập trình Arduino đơn giản

3. Mạch Arduino UNO R3 chip cắm ( DIP) có kèm cáp tại 3D linh kiện - đi đầu trong lập trình Arduino

3.1 Giới thiệu mạch Arduino UNO R3

Khi nhắc đến các dòng mạch sử dụng trong lập trình Arduino, không thể không nhắc đến những mạch Arduino thuộc dòng UNO, trong đó phiên bản mới nhất phải kể đến mạch Arduino UNO R3. 

Nhắc tới dòng mạch Arduino dùng để lập trình, người ta thường nghĩ ngay tới dòng Arduino UNO

3.2 Các thông số của mạch Arduino UNO R3

Nguồn cấp được sử dụng cho mạch Arduino này là 5V thông qua cổng USB. Điện áp được nhà sản xuất khuyên dùng là từ 7-12V và điện áp giới hạn cho mạch Arduino này là 6-20V. Nếu nguồn được cấp vượt quá ngưỡng giới hạn trên, mạch Arduino UNO của bạn sẽ bị hỏng.

Khi sử dụng mạch Arduino UNO với các nguồn điện riêng biệt thì các chân GND của Arduino phải được đấu nối với nhau. Mạch Arduino UNO R3 sử dụng bộ nhớ vi điều khiên Atmega328 với 

- 32KB bộ nhớ Flash lưu giữ những đoạn lệnh bạn đã sử dụng để lập trình Arduino. 

 - 2KB trong tổng bộ nhớ cho SRAM để lưu giá trị các biến bạn đã dùng để lập trình Arduino. Bạn khai báo càng nhiều biến trên mạch Arduino thì bộ nhớ SRAM sẽ được sử dụng càng nhiều.

- Mạch Arduino này sử dụng 1KB cho EEPROM, được ví như một ổ cứng mini bạn có thể sử dụng bộ nhớ này để ghi và đọc dữ liệu trên mạch Arduino mà không cần lo xảy ra sự cố mất điện sẽ mất dữ liệu.

Click để xem ngay: CÁC PHIÊN BẢN CỦA BẢN CỦA BẢN MẠCH ARDUINO MÀ BẠN CẦN BIẾT

3.3 Lập trình Arduino với mạch Arduino UNO R3

Việc lập trình các thiết bị bằng mạch Arduino được sử dụng ngôn ngữ riêng biệt. Ngôn ngữ này gọi là ngôn ngữ C/C++  hay còn được gọi là ngôn ngữ lập trình Arduino. Đây là một dạng ngôn ngữ lập trình phổ biến, rất dễ hiêu và dễ sử dụng ngay cả với người mới bắt đầu tìm hiểu về mạch Arduino.

Bài viết trên của 3D linh kiện đã giới thiệu cho bạn một vài hướng dẫn lập trình Arduino cơ bản mà bạn có thể thực hiện. Nếu bạn có nhu cầu mua mạch Arduino để sử dụng 3D linh kiện sẵn sàng cung cấp cho bạn những sản phẩm tốt nhất.

XEM NGAY:Các dòng ARDUINO giá rẻ mà vẫn đảm bảo chất lượng, uy tín tại trang web của 3D LINH KIỆN

 

 

Thiết kế web bởi Thiết kế web bởi NHANH.VN